ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH DŨNG

Tòa Zen Tower - Số 12 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội - Hotline: 0936 018 199 - Email: minhdunglawfirm@gmail.com

  • Trang chủ
  • BỘ MÁY CÔNG TY
  • Giới thiệu
    • Dịch vụ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Văn bản khác
  • Tin tức
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật lao động
    • Biểu mẫu Luật Hình sự
    • Biểu mẫu Luật Hôn nhân và gia đình
    • Biểu mẫu Doanh nghiệp
  • ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Danh mục dịch vụ

  • Biểu Mẫu
  • Hỗ trợ doanh nghiệp
  • Tố tụng
  • Nhân sự
  • Tư vấn pháp luật
  • Hôn nhân
  • Hình sự
  • Dịch vụ pháp lý khác
Facebook

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Ms. Diep 0862180697
Customer Support
Mr Ha 0936018199
  • Trang chủ
  • THÀNH LẬP DN - THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH - GIẢI THỂ DN

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Thứ ba, Ngày 13/11/2018 15:09

Căn cứ các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, chúng tôi xin tư vấn cho khách hàng trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin của doanh nghiệp

1. Loại hình doanh nghiệp

Để tiến hành các thủ tục mở công ty thì trước tiên quý khách cần nắm rõ loại hình doanh nghiệp mà mình dự định thành lập là gì. Hiện nay, có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến:

  • Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ
  • Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: 2 cá nhân/ tổ chức – không quá 50 cá nhân/ tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
  • Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)

2. Đặt tên công ty

  • Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
  • Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

3. Địa chỉ trụ sở của công ty

Căn cứ Luật Doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

4.Vốn điều lệ

Là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty

5.Ngành nghề đăng ký kinh doanh

  • Là một yếu tố quan trọng trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bạn cần chuẩn bị ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và ngành nghề liên quan trong tương lai.
  • Công ty có thể tham khảo tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp tại Quyết định số 27/2018/QĐ- TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông công ty cổ phần;
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông công ty cổ phần;
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Minh Dũng thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Thời hạn: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp

Bước 4: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp ủy quyền cho Luật Minh Dũng hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

– Tên doanh nghiệp;

– Mã số doanh nghiệp.

Bước 5: Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

Hồ sơ thông báo về mẫu con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

  • Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp-
  • Kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu

Bài viết liên quan

  • SO SÁNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

  • THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

  • THÀNH LẬP VĂN PHÒNG GIAO DỊCH

  • PHƯƠNG THỨC BẦU DỒN PHIẾU TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

  • ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG VÀ VIỆC THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT

  • THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA

  • TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP THƯỜNG XUYÊN

  • ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

  • DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRỌN GÓI – TIẾT KIỆM – UY TÍN

  • Thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH DŨNG

Hợp tác thành công

icon

Địa Chỉ :
Tòa Zen Tower - Số 12 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

Hotline : 0936 018 199

Fax :

Mail :
minhdunglawfirm@gmail.com

Facebook
  • Home
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức

Copyright © 2018 - All rights reserved

Mời bạn nhập thông tin. Chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn

CHAT VỚI CHÚNG TÔI