ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tòa Zen Tower - Số 12 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội - Hotline: 0936 018 199 - Email: minhdunglawfirm@gmail.com
Hiện nay, vào thời đại 4.0, thủ tục hành chính cũng có nhiều đổi mới. Lý lịch tư pháp cũng có thể nộp online tại nhà...
Bước 1: Nộp hồ sơ online
- Bạn vào trang DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRỰC TUYẾN để nộp hồ sơ.
1. Phiếu lý lịch tư pháp
Trước hết, bạn cần hiểu phiếu lý lịch tư pháp là gì? Theo Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 thì phiếu lý lịch tư pháp có thể được hiểu đơn giản như sau:
- Là phiếu do cơ quan quản lý dữ liệu cấp;
- Nội dung để ghi nhận nhân có án tích hay không, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã,… hay không.
Phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp để xin việc, làm thủ tục, không ghi nhận an tích đã xóa;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp để cơ quan tiến hành tố tụng phục vụ điều tra, truy tố,… Án tích đã xóa vẫn sẽ được ghi nhận.
2. Thủ tục cấp lý lịch tư pháp online
Hiện nay, vào thời đại 4.0, thủ tục hành chính cũng có nhiều đổi mới. Lý lịch tư pháp cũng có thể nộp online tại nhà. Ở đây tôi sẽ hướng dẫn thủ tục cấp lý lịch tư pháp online tại nhà, hoàn toàn không phải đến cơ quan nhà nước. Thủ tục cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ online
- Bạn vào trang DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRỰC TUYẾN để nộp hồ sơ.
- Ban chọn loại đối tượng vào địa phương nộp hồ sơ phù hợp với mình. Sau đó nhấn vào nút “>>” để bắt đầu. Sau đó chọn “NHẬP TỜ KHAI”.
- Bạn nhập các thông tin cần thiết trên trang, sau đó in tờ khai và ký tên.
- Bạn chụp ảnh/scan và tải lên các giấy tờ sau:
+ Tờ khai vừa in và ký tên;
+ Giấy tờ chứng thực cá nhân: Chứng minh thư/ căn cước công dân/hộ chiếu;
+ Giấy tờ chứng minh cư trú: Hộ khẩu/giấy chứng nhận tạm trú;
+ Giấy tờ liên quan đến miễn giảm lệ phí nhà nước (nếu có): Giấy chứng nhận hộ nghèo, người khuyết tật,….
Đến đây, bạn sẽ lựa chọn mình sẽ nộp hồ sơ bản giấy thông qua bưu điện hay nộp trực tiếp tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp.
Nếu nộp trực tiếp thì bạn bỏ qua phần chuyển phát và ấn “TIẾP TỤC”. Hồ sơ sẽ được cấp mã số theo dõi. Bạn ghi lại mã số này, và có thể tra cứu trực tiếp trên trang DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRỰC TUYẾN. Khi hồ sơ hợp lệ bạn đem hồ sơ đi nộp trực tiếp.
Bước 2: Nộp hồ sơ qua bưu điện
- Lưu ý là hồ sơ nộp qua đường bưu điện giấy tờ bắt buộc phải là bản công chứng chứng thực.
- Sau khi tải xong hồ sơ, bạn lựa chọn đơn vị chuyển phát phù hợp tại phần DỊCH VỤ TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ CHUYỂN PHÁT KẾT QUẢ.
- Điền các thông tin về địa chỉ nơi nộp hồ sơ, nơi nhận kết quả.
- Ấn “TIẾP TỤC”, ghi lại mã số hồ sơ và ấn “HOÀN THÀNH”.
- Bên chuyển phát sẽ đến địa chỉ nộp hồ sơ để lấy hồ sơ. Bạn thanh toán lệ phí nhà nước và chi phí chuyển phát khi nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
- Bạn có thể tra cứu hồ sơ trực tiếp trên trang DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRỰC TUYẾN bằng mã số hồ sơ.
- Khi hồ sơ hoàn thành, kết quả sẽ được chuyển về địa chỉ nhận kết quả.
Lệ phí:
- Người thường: 200.000đ/02 phiếu lý lịch tư pháp. Nếu muốn cấp thêm thì mỗi bản thêm 5.000đ.
- Sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000đ/02 phiếu lý lịch tư pháp. Nếu muốn cấp thêm thì mỗi bản thêm 5.000đ.
- Các đối tượng sau được miễn phí:
+ Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
+ Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi;
+ Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật;
+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020;
+ Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ thủ tục cấp lý lịch tư pháp online làm tại nhà. Chúc bạn thành công!
Mọi thắc mắc xin liên hệ Luật Minh Dũng để được hỗ trợ giải đáp!