ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH DŨNG

Tòa Zen Tower - Số 12 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội - Hotline: 0936 018 199 - Email: minhdunglawfirm@gmail.com

  • Trang chủ
  • BỘ MÁY CÔNG TY
  • Giới thiệu
    • Dịch vụ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Văn bản khác
  • Tin tức
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật lao động
    • Biểu mẫu Luật Hình sự
    • Biểu mẫu Luật Hôn nhân và gia đình
    • Biểu mẫu Doanh nghiệp
  • ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Danh mục dịch vụ

  • Biểu Mẫu
  • Hỗ trợ doanh nghiệp
  • Tố tụng
  • Nhân sự
  • Tư vấn pháp luật
  • Hôn nhân
  • Hình sự
  • Dịch vụ pháp lý khác
Facebook

Hỗ trợ trực tuyến

Customer Support
Ms. Diep 0862180697
Customer Support
Mr Ha 0936018199
  • Trang chủ
  • Tư vấn pháp luật trực tuyến

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Thứ tư, Ngày 18/11/2020 15:00

Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Ngay từ quy định này tính chất một chủ của doanh nghiệp tư nhân đã được khẳng định rất rõ ràng.

Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. 

Tuy nhiên, trước khi tiến hành các thủ tục để thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư cần căn nhắc kỹ tới các ưu, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này.


Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân


- Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp

- Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp

- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác

- Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản

- Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.


Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân


Bên cạnh những ưu điểm kể trên, doanh nghiệp tư nhân cũng tồn tại không ít hạn chế, cụ thể:

- Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

- Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường

- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác

- Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 

Trên đây là những ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân mà nhà đầu tư cần quan tâm và nắm rõ trước khi quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp này


Khi thành lập một doanh nghiệp tư nhân cần phải chú ý các điểm sau:

Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân


Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ và nộp hồ sơ; nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ bao gồm:

  • Giầy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu do chủ DNTN ký

  • Bản sao thẻ CCCD hoặc CMTND hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ DNTN

  • Văn bản ủy quyền và bản sao hợp lệ CCCD/ CMTND/ Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thức cá nhân khác của người được ủy quyền

  • Văn bản xác thực vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền đối với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đối với những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề


Bước 2: Nhận kết quả

Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ Phòng đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phòng đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp phòng đăng ký kinh doanh từ chối cấp giấy chứng nhận sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do


Trên đây là tư vấn sơ bộ của Công ty luật Minh Dũng về thủ tục thành lập văn phòng giao dịch của doanh nghiệp. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

SĐT: 0936 018 199

EMAIL: minhdunglawfirm@gmail.com

Bài viết liên quan

  • QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LY HÔN VỚI NGƯỜI BỊ TÂM THẦN

  • HƯỚNG DẪN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG KHÔNG CÓ CHỨNG MINH NHÂN DÂN CỦA CHỒNG/VỢ

  • HƯỚNG DẪN THỦ TỤC TÁCH SỔ ĐỎ

  • NHỮNG LƯU Ý KHI KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

  • PHÂN BIỆT SỔ ĐỎ VÀ SỔ HỒNG

  • THỦ TỤC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TỪ ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT Ở

  • 06 THAY ĐỔI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

  • PHÒNG TRÁNH RỦI RO KHI MUA NHÀ ĐẤT KHÔNG CÓ GIẤY TỜ

  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MUA NHÀ Ở XÃ HỘI

  • TOÀN BỘ CHI PHÍ SANG TÊN SỔ ĐỎ

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH DŨNG

Hợp tác thành công

icon

Địa Chỉ :
Tòa Zen Tower - Số 12 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

Hotline : 0936 018 199

Fax :

Mail :
minhdunglawfirm@gmail.com

Facebook
  • Home
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức

Copyright © 2018 - All rights reserved

Mời bạn nhập thông tin. Chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn

CHAT VỚI CHÚNG TÔI