ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tòa Zen Tower - Số 12 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội - Hotline: 0936 018 199 - Email: minhdunglawfirm@gmail.com
Tạm ngừng kinh doanh như thế nào? điều kiện, trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp?
Doanh nghiệp có thể lựa chọn tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nếu có mục đích phù hợp, Việc tạm ngừng cần phải được thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn tạm ngừng kinh doanh như sau:
Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp 2014
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
Nghị định 91/2014/NĐ-CP
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác.
Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh trong hai trường hợp:
- Bản thân doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định
- Doanh nghiệp bị cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
(Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích trường hợp bản thân doanh nghiệp tự muốn tạm ngừng kinh doanh)
Tại sao doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp gặp phải những khó khăn cần cần có thời gian để giải quyết vấn đề còn tồn đọng, giảm bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác. Do đó, tạm ngừng kinh doanh là một phương án để doanh nghiệp tái cơ cấu lại doanh nghiệp và có bước phát triển mới.
Ưu điểm của tạm ngừng kinh doanh
- So với việc tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn có thời gian giải quyết vấn đề tồn đọng của công ty mà không mất chi phí tiền lương cho người lao động và các khoản thuế, phí, lệ phí trong thời gian tạm ngừng
- So với việc giải thể thì thủ tục tạm ngừng kinh doanh và kinh doanh trở lại rất đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần thông báo tới cơ quan đăng ký kinh trước khi tạm ngừng kinh doanh 15 ngày. Sau thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp vẫn trở lại hoạt động bình thường.
Điều kiện để tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp phải thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng
Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Doanh nghiệp không cần thực hiện nghĩa vụ gì về thuế trong thời gian tạm ngừng?
- Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh đã có văn bản đề nghị gửi cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký thì không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Sau khi hết thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp cần làm gì?
- Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại sau thời gian tạm ngừng thì cần:
+ Thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định pháp luật
+ Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động bình thường mà không cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh cần làm gì?
Doanh nghiệp có quyền tiếp tục kinh doanh trở lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày kinh doanh trở lại.
Trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trở lại trước thời hạn tạm dừng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản họ
+ Quyết định tạm ngừng
+ Thông báo tạm ngừng
+ Giấy ủy quyền cho người thực hiện
Bước 2: Nộp hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ), nếu từ chối việc tạm ngừng của doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả về việc tạm ngừng kinh doanh
Nơi nhận hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
Thời gian
03 - 05 ngày làm việc kể từ ngày phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ
Khách hàng cần cung cấp
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ
- Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0862180697
Email: minhdunglawfirm@gmail.com