ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tòa Zen Tower - Số 12 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội - Hotline: 0936 018 199 - Email: minhdunglawfirm@gmail.com
Khi thực hiện các thủ tục mua bán đất luôn có nhiều rủi ro khó tránh khỏi. Vì vậy có 4 điều quan trọng bạn cần lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo Luật đất đai 2013 thì đất đai được xem là thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước chính là đại diện chủ sở hữu đất đai cũng như thống nhất quản lý. Chúng ta chỉ được Nhà nước trao quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
Vì thế, hợp đồng chuyển nhượng quyền sẽ được ký kết khi giao dịch. Khác với việc ký kết hợp đồng mua bán đất như khi bạn mua bán nhà ở.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên với nhau. Bên chuyển nhượng sẽ giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả một số tiền cho bên chuyển nhượng.
Hợp đồng này hợp pháp khi được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng này cần được ký kết tại văn phòng công chứng (điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).
Những giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất có xác nhận của phòng công chứng mới đảm bảo giá trị pháp lý. Nhờ vậy hợp đồng này mới có giá trị khi tiến hành thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Là các loại giấy tờ như sổ đỏ, bản đồ địa chính,… cần được kiểm tra kĩ càng để tránh gặp phải giấy tờ giả.
Trên giấy tờ phải thể hiện quyền hạn của người thực hiện giao dịch chuyển nhượng với bạn. Ngoài ra thông tin về thửa đất trên giấy tờ cũng phải khớp với thực tế.
Việc kiểm tra thông tin giấy tờ sẽ tránh cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vi phạm pháp luật.
Các bên cần cung cấp được các giấy tờ như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, đăng ký kết hôn,… Thông tin trên các giấy tờ này cần chính xác. Có vậy thì giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới đúng quy định pháp luật.
Đây là bước mà bạn cần kiểm tra xem thửa đất bạn nhận chuyển nhượng có đang bị tranh chấp hay không. Tranh chấp này có thể xảy ra giữa các cá nhân hoặc với cả các tổ chức khác. Bạn có thể liên hệ với UBND xã, cũng như những người xung quanh nơi đây để xác minh yếu tố này.
Quyền sở hữu ở đây chính là xác minh xem thửa đất này là tài sản riêng hay tài sản chung. Nếu là tài sản chung của hai người trở lên thì khi ký kết hợp đồng cần có mặt của tất cả những người đồng sở hữu. Ai vắng mặt bắt buộc phải có giấy ủy quyền được công chứng. Nếu không, những tranh chấp về sau có thể khiến hợp đồng chuyển nhượng này bị vô hiệu.
Ngoài 4 lưu ý trên, thông tin các bên thứ ba cũng cần phải xác thực như thửa đất có liên quan đến việc thế chấp, cầm cố, đặt cọc,… hay không. Có các vấn đề gì với các bên cung cấp điện, nước hay không.
Khi chuyển nhượng, các bên cũng cần phải hoàn thiện các nghĩa vụ tài chính. Cụ thể là nộp lệ phí trước bạ, các loại thuế thì sau đó mới nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần có đầy đủ các nội dung sau:
Thông thường, bên bán đất có thể nhận cọc từ nhiều người đến xem mua. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì người mua nên làm hợp đồng đặt cọc với bên bán. Và mặc dù pháp luật không bắt buộc thì cũng nên công chứng hợp đồng đặt cọc này. Nếu có bất kì tranh chấp nào phát sinh thì hợp đồng đặt cọc cũng đủ cơ sở yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi thanh toán cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người mua cũng cần phải lưu ý những điểm sau:
Tuy chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch phổ biến, nhưng không ít tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này. Nếu lường trước được những rủi ro có thể xảy ra, các bên giao dịch sẽ đảm bảo được an toàn cho mình. Những lưu ý trên đây đã có thể giúp bạn và gia đình thực hiện giao dịch lớn này được suôn sẻ và an tâm về sau.